BỜ BẾN LẠ
<SCRIPT src="http://bogotiengviet.com/vietuni/vietuni.js">
</SCRIPT>



Join the forum, it's quick and easy

BỜ BẾN LẠ
<SCRIPT src="http://bogotiengviet.com/vietuni/vietuni.js">
</SCRIPT>

BỜ BẾN LẠ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hoa quả chửa bệnh
by Admin Thu Aug 10, 2017 5:02 am

» Phạt nặng làm Nail không có bằng .
by tomnguyen Sun Jan 03, 2016 10:47 pm

» HAPPY BIRTHDAY HUY HOÀNG
by Admin Mon Nov 23, 2015 5:02 pm

» Một số món ăn kỵ nhau:
by Admin Wed Nov 04, 2015 3:03 am

» Những bài thuốc chữa bệnh hay từ rau càng cua
by Admin Wed Nov 04, 2015 2:34 am

» Bài thuốc từ TỎI trị bách bệnh
by Admin Wed Nov 04, 2015 2:27 am

» Hành tây ngâm rượu - bài thuốc trị xương khớp hiệu quả
by Admin Wed Nov 04, 2015 2:22 am

» ĐÁNH BAY HẾT NAsM .SẠM TÀN NHANG tức THÌ NHỜ BỐT NGHỆ
by Admin Tue Oct 27, 2015 3:50 pm

» CÁCH LÀM CHO LÀN DA MỊN MÀNG NHƯ EM BÉ
by Admin Tue Oct 27, 2015 3:41 pm

» Cảnh giác với bệnh viêm gan siêu vi A
by tomnguyen Sun Mar 15, 2015 4:21 pm

» Chúc mừng bà xã .
by tomnguyen Thu Mar 05, 2015 9:28 pm

» BE HAI TUOI HAT - NHAY
by Admin Thu Mar 05, 2015 3:18 pm

» LE BA CHAU TRAN
by tomnguyen Mon Feb 16, 2015 5:22 pm

» 10 thực phẩm giúp thông tắc mạch máu
by tomnguyen Sat Feb 14, 2015 8:51 pm

» VIDEO ASISAN
by tomnguyen Thu Feb 05, 2015 12:53 am

» WEBS PHIM (Video)
by tomnguyen Thu Feb 05, 2015 12:48 am

» Những thực phẩm thường ngày dễ bị nhiễm chì nhất
by Lida_nguyen Mon Feb 02, 2015 2:05 am

» 2 thời điểm tuyệt đối không ăn cá vì cực nguy hiểm cho sức khỏe
by Lida_nguyen Mon Feb 02, 2015 1:54 am

» "Tác dụng phụ" đáng sợ của sữa chua, bưởi và dứa
by Lida_nguyen Mon Feb 02, 2015 1:43 am

» Bài thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng tận gốc không tái phát
by Lida_nguyen Mon Feb 02, 2015 1:26 am

» Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung
by tomnguyen Sat Jan 24, 2015 4:00 am

» Chương Trình Hoa Mặt Trời 1 - Đến Để Mà Thấy
by tomnguyen Mon Jan 19, 2015 4:46 am

» CHỮA HO DO LẠNH RẤT HAY .
by Lida_nguyen Sun Jan 18, 2015 4:55 pm

» TRỊ HÓI ĐẦU .
by tomnguyen Fri Jan 16, 2015 10:45 pm

» CHỮA TIỂU ĐƯỜNG THEO ĐÔNG Y .
by tomnguyen Fri Jan 16, 2015 10:04 pm

» CHỮA UNG THƯ
by tomnguyen Fri Jan 16, 2015 10:02 pm

» TT Thích Giác Nhàn
by tomnguyen Fri Jan 16, 2015 9:45 pm

» HAPPY BIRTHDAY THANH THÚY
by tomnguyen Thu Jan 15, 2015 4:54 am

» WEBS PHIM (Video)
by tomnguyen Wed Jan 07, 2015 10:55 pm

» WELCOME TOMNGUYEN
by tomnguyen Wed Jan 07, 2015 5:39 pm

» THỰC PHẪM NGỪA TÓC BẠC
by Lida_nguyen Fri Jan 02, 2015 1:28 am

» CÔNG DỤNG CỦA RAU NGÓT (BỒ NGỌT)
by Lida_nguyen Sun Dec 28, 2014 8:02 pm

» NHỮNG THÚ NGUY HẠI CẦN NÊN TRÁNH
by Lida_nguyen Sun Dec 28, 2014 7:51 pm

» NGỪA BỆNH TỪ CỦ HÀNH TÂY
by Lida_nguyen Sun Dec 28, 2014 5:16 am

» NHỮNG CẤM KỴ TUYỆT ĐỐI KHI ĂN TRÁI HỒNG
by Lida_nguyen Sun Dec 28, 2014 5:08 am

» TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN NHIỀU ĐƯỜNG
by Lida_nguyen Sun Dec 28, 2014 4:59 am

» GỎI ĐU ĐỦ
by Lida_nguyen Sat Dec 27, 2014 7:52 pm

» DƯA GIÁ
by Lida_nguyen Sat Dec 27, 2014 7:41 pm

» CÁCH LÀM BÁNH TRUNG THU TRÁI CÂY
by Lida_nguyen Sat Dec 27, 2014 1:24 am

» XÔI DỪA HẠT SEN
by Lida_nguyen Sat Dec 27, 2014 1:13 am

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Affiliates
free forum

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG

Go down

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG Empty BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG

Bài gửi by Lida_nguyen Tue Dec 03, 2013 5:05 pm

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền


Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG Images666048_H2

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG Images666049_H1
Cây giao

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.

Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.

Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt
Lida_nguyen
Lida_nguyen

Tổng số bài gửi : 502
Join date : 05/12/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG Empty Re: BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG

Bài gửi by Lida_nguyen Tue Dec 03, 2013 7:56 pm

Euphorbia tirucalli - Cây Bút Chì,...
Friday, November 5, 2010 11:30:40 AM

Từ điển các loài hoa


Nguồn gốc - Tên gọi

Euphorbia tirucalli (còn gọi là Cây Firestick , cây Spurge (Ấn Độ) , Naked Lady, cây Bút chì , Sticks on Fire hoặc Milk Bush ) (tiếng Phạn: saptala सप्तला, सातला satala, Marathi: Sher-kandvel शेर - कांडवेल) là một loại cây bụi mọc ở bán khô hạn nhiệt đới khí hậu.

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG August162006_Image16_-vi

Euphorbiaceae và chi Euphorbia tên được đặt theo tên của một anh hùng Linnaeus là Euphorbus, đầu thế kỷ bác sĩ cho vua Juba của Mauritania. Ông được cho là đã sử dụng cây của chi này như là thuốc. Các loài tirucalli tên đã được đưa ra bởi Linnaeus năm 1753 vì đây là tên được sử dụng bởi người bản địa của Malabar, một vùng ở miền nam Ấn Độ. Các hàng rào Euphorbia tirucalli đã được trồng rộng rãi. Các thương nhân và thủy thủ từ Nam Phi đã mang loài này đến Ấn Độ và vùng Viễn Đông từ rất sớm và thực tế là loài cây này đã cho thấy sự thích nghi đáng kinh ngạc của mình tại những vùng đất này

Phân loại khoa học

Giới: Plantae
Bộ phận: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Chi: Euphorbia Euphorbia
Các loài: E. tirucalli
Tên nhị thức Euphorbia tirucalli L.

Đặc điểm

Euphorbia tirucalli là một thực vật mọng nước-phân nhánh nhiều, thường là 3-5 m nhưng có thể đạt 10 m. Vỏ cây lâu năm có màu xám và thô với vết lõm theo chiều dọc và các sống mà chia thành các mảnh nhỏ. Ta có thể dễ dàng quan sát thấy một núm lồi ra hoặc sưng trên vỏ cây và đôi khi màu đen, thô ráp, băng ngang .Các nhành có hình trụ, mịn màng và glabrous xanh, đường kính 5-8 mm, tạo thành khối giống như bàn chải.Một đặc điểm được biết đến của loài này là Cây không có gai.

Lá cây nhỏ và mảnh dẻ, lên đến 12 x 1,5 mm, hiếm khi thấy, vì rơi rất sớm. Những cành cây mỏng được treo xuống, màu xanh nhạt và đối diện mỗi nhánh khác, phát tán lộn xộn không theo một phương hướng nhất định nào cả.

Các hoa màu vàng, không dễ thấy, và mang trong cụm ở đỉnh của các ngành ngắn hoặc trong các góc của các ngành. Hoa nở từ Tháng 9 đếnTháng 12.

Quả là viên nang ba bên (chia thành ba phần), khoảng 12 mm, đường kính, theo chiều dọc rất nhẹ thùy, cuống ngắn (8 mm), màu xanh nhạt, với một pha màu hồng và dễ thấy dậy thì (mặc quần áo với lông mềm). Cũng như với các thành viên khác, các viên nang tách ra trong khi vẫn còn trên cây. Các loại trái cây xuất hiện từ Tháng Mười Một-Tháng Mười Hai. Nói chung các thân cây được uốn cong ở một góc.

Các hạt hình bầu dục, khoảng 4 x 3 mm, glabrous, mịn màng và màu nâu sẫm với một đường trắng quanh nhục phụ trắng nhỏ (nhiều thịt mụn cóc gần hilum của hạt).

Phân bố

Euphorbia tirucalli phân phối rộng rãi ở châu Phi, được tìm thấy nhiều ở phía đông bắc, miền trung và miền nam châu Phi. Nó cũng được tìm thấy ở một số đảo lân cận và bán đảo Ả Rập và đã được giới thiệu với nhiều khu vực nhiệt đới khác như Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Có hơn 2000 loài Euphorbia tìm thấy trong các vùng có khí hậu nóng của thế giới. Từ khoảng 200 loài được tìm thấy ở Nam Phi, 14 loài trong số đó có thể được xem như là cây(một chi). Nhiều cây mọng nước giống như cây xương rồng và cái nhìn đầu tiên thường bị nhầm lẫn với xương rồng.

Euphorbia tirucalli phân bố rộng tại phía Đông và ở phía bắc ở Ethiopia. Do đó hiện diện trong tất cả các phần ấm của Nam Phi và đặc biệt nhiều ở KwaZulu-Natal, nơi mà đôi khi đứng trên cao mới có thể quan sát thấy. Bên ngoài Châu Phi, loài cây này cũng có ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và quần đảo Philippines.

Euphorbia tirucalli có thể sống trong môi trường sống khác nhau, từ đồi cỏ, phần nổi trên mặt đá và rặng núi, dọc theo các bờ sông, bushveld và thảo nguyên nhiệt đới và các vùng có địa chất liên quan đến thay đổi từ đá sa thạch, đá granit và ryolit.

Giống - Loài


Euphorbia tirucalli và Cuộc sống

Tên gọi chung phòng hộ Euphorbia tirucalli dùng để sử dụng rộng rãi của nó như là hàng rào được trồng xung quanh hộ trồng, vật nuôi habitations và bút. Bằng cách này, muỗi và những kẻ xâm nhập khác có thể sinh sống như trong euphorbias khác. Nhực của Euphorbia tirucalli rất độc và có thể gây mù mắt, mụn nước trên da, và thậm chí gây tử vong nếu nuốt nhiều nhựa của nó. Có ít nhất một ghi nhận trường hợp nó gây tử vong do xuất huyết dạ dày-ruột. Trong y học truyền thống nó được xem như là một chữa bệnh cho bất lực tình dục và thuốc giải độc một cho rắn cắn.Việc sử dụng Euphorbia tirucalli như là một chất độc cá cũng là ứng dụng tốt.

Vì nó không bị tấn công bởi sâu đục thân nên nó được sử dụng làm cột chống mái nhà.

Trồng Euphorbia tirucalli

Euphorbia tirucalli phát triển tương đối nhanh và phát triển mạnh tại trung bình đến khí hậu ấm áp. Nó không có vẻ để đối phó với lạnh. Cây có thể dễ dàng được trồng bằng hạt, nhánh. Cát thô được xem là lý tưởng để gieo trồng những hạt giống.

Hạt tươi phải được gieo vào cuối mùa hè từ tháng Hai đến tháng Ba và giữ trong một khu vực ấm ẩm. Cây thích rễ được khô, đặc biệt là vào mùa đông. Cây được trồng sinh trưởng tương đối nhanh chóng nếu được bón phân, tưới nước phân heo, các loại đất thoát nước tốt.
[imghttp://files.myopera.com/0oHoamaitrango0/blog/Euphorbia_tirucalli_Blanco1_210b-original.png[/img]

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG 400_F_4516884_0hhRccti9vSm0JHVUnsIXT4XOlSn5GEv

BÀI THUỐC HAY VỀ BỆNH VIÊM XOANG Bleistiftstrauch_euphorbia-tirucalli-1~max600x450%4075
Lida_nguyen
Lida_nguyen

Tổng số bài gửi : 502
Join date : 05/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết